Ý Nghĩa Các Câu Hỏi Của Nhà Tuyển Dụng
Thứ Sáu, 10-06-2016
Nếu đã từng đi phỏng vấn, bạn có thể nhận thấy rằng có những câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều dùng để hỏi các ứng viên. Có những câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng nếu bạn khinh suất, bạn có thể sẽ "mất điểm" trong mắt nhà tuyển dụng. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn những câu hỏi dạng đó? Điều gì đang thực sự ẩn sau chúng? Và điều gì là thứ mà nhà tuyển dụng đang mong chờ ở câu trả lời?
Ý Nghĩa Các Câu Hỏi Của Nhà Tuyển Dụng
Nếu đã từng đi phỏng vấn, bạn có thể nhận thấy rằng có những câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều dùng để hỏi các ứng viên. Có những câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng nếu bạn khinh suất, bạn có thể sẽ "mất điểm" trong mắt nhà tuyển dụng. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn những câu hỏi dạng đó? Điều gì đang thực sự ẩn sau chúng? Và điều gì là thứ mà nhà tuyển dụng đang mong chờ ở câu trả lời?
Hãy cùng Internship.edu.vn "đọc vị" nhà tuyển dụng thông qua những câu hỏi của họ nhé!
1.Câu hỏi: Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn lại hy vọng được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác trong cùng lĩnh vực?”. Chính vì thế khi trả lời những câu hỏi này hãy tập trung làm rõ những ý trên. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty…Những thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.
2. Câu hỏi: Thế mạnh của bạn là gì?
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: "Làm thế nào bạn có thể biến thế mạnh của mình thành lợi nhuận của công ty?”. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới, những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc không. Hãy tập trung làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng, bạn có thể sáng tạo những ý tưởng mới và lãnh đạo một nhóm làm việc triển khai những ý tưởng này.
3. Câu hỏi: Đâu là điểm yếu của bạn?
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Tôi muốn biết mức độ trung thực và tự đánh giá bản thân của bạn” và “Làm thế nào bạn giải quyết thành công những thách thức trong công việc của mình?”, “Bạn đã khắc phục những điểm yếu của mình như thế nào trong những công việc đã qua?”. Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi người đều dám thừa nhận nó. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng biết bạn thường không tự tin nói trước đám đông. Và giải pháp của bạn là: trình bày ý tưởng dự án của mình trước đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công ty trước khi trình bày trước một tập thể rộng lớn hơn. Khẳng định với nhà tuyển dụng rằng dần dần những điểm yếu này đã được khắc phục.
4. Câu hỏi: “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?”
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn có định hướng gì cho công việc sắp tới của mình không”, “Bạn có thể kể lại một kinh nghiệm đã từng làm việc với một hoặc một nhóm đồng nghiệp để giải quyết một khó khăn, thách thức nào đó trong công việc không?” Với câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra những giải pháp của riêng mình.
5. Câu hỏi: “Bạn cho rằng vấn đề nào trong công việc là quan trọng nhất?”
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: Câu bỏi này nhằm xác định xem người trả lời phỏng vấn sẽ sắp xếp thời gian ra sao nắm vững nghệ thuật điều chỉnh công việc một, cách phù hợp nhất. Bạn nên phân tích đầy đủ về công việc của mình, vấn đề quan trọng của công việc là khai thác, nghiên cứu hay là thiết kế. Đó là tiêu thụ, quy hoạch hay là đào tạo. Đó là chất lượng, tiến độ hay là an toàn?… Tất cả những điều đó bạn cần phải nắm chắc trong đầu, đồng thời cũng không được coi nhẹ bất cứ vấn đề nào khác.
6. Câu hỏi: “Bạn đã từng đứng trước những tình huống khó khăn nào nhất?”
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: Câu hỏi này tìm kiếm thông tin hai mặt: Bạn cho rằng thế nào là khó khăn?. Bạn giải quyết khó khăn như thế nào?. Bạn nên kể lại một câu chuyện để trả lời cho câu hỏi này, các tình tiết của câu chuyện cần phải thể hiện sự nghiêm trọng, đồng thời bộc lộ được khả năng của bạn. Bạn có thể nói đến khó khăn là cho nhân viên thôi việc. Nhưng một khi đã suy nghĩ đầy đủ và đưa ra được kết luận thì bạn đã đặt lợi ích của Công ty lên vị trí hàng đầu và nhanh chóng quyết định hành động.
7. Câu hỏi: "Bạn thấy cấp trên trước kia của mình như thế nào?”
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: Câu hỏi này nhằm đánh giá bạn là một nhân viên như thế nào. Hãy nói ngắn gọn, ôn hoà. Thật bất lợi nếu bạn cứ luôn trách móc về sếp cũ của mình. Bạn nên trả lời: “Tôi rất thích con người sống vì mọi người của anh ấy, tôi tôn trọng anh ấy trong công việc và rất cảm ơn về những gì anh ấy đã chỉ bảo cho tôi”.
8. Câu hỏi: “Bạn có thích chơi thể thao không?”
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có phải là người sống hoà nhập với tập thể hay không? Thông tin này sẽ cho người phỏng vấn biết bạn sống với người khác thế nào và bạn có phải là người có tinh thần đoàn kết tập thể hay không. “Tôi rất thích các môn thể thao mang tính tập thể. Tôi không có thời gian dành cho thể thao nhiều, nhưng tôi cũng là một người thường xuyên xuất hiện trong đội hình thi đấu bóng đá của Công ty”.
NGUỒN: INTERNSHIP
#fpttelecom #ftel #ftelfun #fptjobs